Friday, December 24, 2010

Tuesday, December 21, 2010

Tổng kết tháng 11

Hôm 19-12 là Nghé tròn 11 tháng, nhưng hôm nay bố mới viết cho Nghé được.
Tháng vừa Nghé đã được 9.5 kg, vẫn chưa biết đi, vẫn không chịu đứng.
Răng thì mới nhú chiếc thứ 4.
Tình hình có vẻ Nghé hơi thiếu canxi, nên dự định sáng CN này sẽ cho Nghé đi khám dinh dưỡng xem cần bổ xung gì không.

Tháng vừa rồi bố mẹ có cho Nghé đi chụp ảnh nhưng Nghé nghịch quá nên không có kiểu nào đẹp cả. Tuy nhiên bố cũng upload để mọi người cùng xem :
http://picasaweb.google.com/hoanglong1901/DiChupAnh#

Thursday, December 9, 2010

Dạy con kiểu tây (sưu tập)

Con trai đi Mỹ du học, sau khi tốt nghiệp rồi định cư tại Mỹ. Và đã kiếm cho tôi con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi.

Mùa hè năm nay, con trai vì tôi đã đăng ký visa thăm người than. Thời gian 3 tháng lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây người mẹ chồng TQ phải đại khai nhãn giới.

Không ăn thì cứ nhịn đói. Mỗi buổi sang, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sang lên bàn, thì tự mình đi bận rộn việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich. Sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, rồi tự mình mặc lên.

Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ rang mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải. Có 1 lần Peter lại mặc ngượi chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu nó cảm thấy không thoải mái tự nó sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không gì là không thoải mái, vậy thì tùy nó. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết. Và 1 lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rối, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.

Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5-6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc như nó, mỗi cuối tuần là đem 1 đóng quần áo dơ về nhà.

Có 1 ngày buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn 1 tay đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng thật không muốn ăn! Nhớ lấy, từ giờ đến sang mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và trong long tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!

Buổi chiều, Susan bàn bạc với tôi, buổi tối do tôi nấu món ăn Trung Hoa. Trong lòng tôi suy tư lúc, Peter đặc biệt thích món ăn Trung Hoa, nhất định Susan cảm thấy sáng nay không ăn được gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon nhiều hơn. Buổi tối hôm đó tôi trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích ăn nhất, tôm, và cón sử dung mì Ý làm theo mì lạnh kiểu Trung Hoa. Peter thích nhất món mì lạnh, người nhỏ nhỏ như thế nhưng có thể ăn được 1 tô lớn. Bắt đầu bửa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan lại đến gần lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta không phải giao ước rồi, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó.” Peter nhìn khuông mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên 1 tiếng rồi khóc, vừa khóc vừa nói: “mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm.” “Không được, nói rồi là phải giữ lời.” Susan không một chút động lòng. Tôi thấy đau long muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ớ nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ.” Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trưng trưng nhìn 3 người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý thật sự của Susan khi để tôi nấu món Hoa.

Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn. Lúc ngủ tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Trung không?” Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!” Peter nuốt nước miếng lại hỏi: “vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi.” Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi ra. Phần lớn dưới tình trạng này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ mất miếng ăn, và chịu cực hình bụng đói.

Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu gái, lúc như tuổi của Peter, vì phải dỗ dành cho nó ăn cơm, mấy người cầm lấy tô cơm và dí theo sau đuôi nó, nó còn chưa chịu ngoan ngoãn, còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua 1 kiện đồ chơi, ăn them 1 chén thì mua them 1 đồ chơi… Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi.

Ăn miếng trả miếng Có 1 lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh Peter đã cùng hai cô gái chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mũ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, rất mạnh đập lên đầu cô bé kia, cháu gái kia bầng thần một lúc và khóc thật lớn. Còn cháu kia khi thấy tình hình vậy cũng khóc thật lớn. Đại khái Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn. Susan đi về phía trước sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, ngõ một cái mạnh lên đầu Peter, Peter không phòng bị, và té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở lên. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter một bên khóc một bên lắc đầu.

Tôi tin rằng lần sau nó sẽ không làm thế nữa.

Cậu của Peter đã tặng cho cháu 1 chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, lấy làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm là bạn than của Peter, đã thỉnh cầu Peter mấy lần muốn chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter vẫn không đồng ý. Có 1 lần, mấy cháu nhỏ chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý lén lén nhảy lên chiếc xe, và chạy đi. Sau khi Peter phát hiện rất phẫn nộ méc với Susan. Susan đang nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, bèn mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không quản được.” Peter bất lật quay đi. Qua được ít lát, Lusi chạy chiếc xe về. Peter vừa thấy Lusi thì lập tức đẩy bạn té xuống đất, dật lại chiếc xe. Lusi ngồi bẹp tại đất và khóc lên. Susan ẩm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại. Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung. Nó đã chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi chúng nó.” Susan không đá động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!” Mẹ ơi, mẹ đi với con hen.” Lời thỉnh cầu của Peter. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mội người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề.” Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào bắt đầu mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào.

Quản giáo con cái là chuyện của cha mẹ. Cha mẹ của Susan ở tại California, biết tôi đã đến hai người đã lái xe đến thăm chúng tôi. Trong nhà có khách tới, Peter rất hào hứng. Chạy lên chạy xuống. Nó lấy cái thùng đựng đầy nước, rồi xách cái thùng bê tới bê lui trong nhà. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, không được làm nước văng lung tung trong nhà, Peter để ngoài tai. Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền. Peter nghịch ngợm còn chưa thấy mình làm sai việc, còn rất đắc ý lấy chân dẫm lên vũng nước, làm ước quần hết. Tôi lập tức chca5y đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan dựt lại cây lau nhà và đem đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch.” Peter không không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói them lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại, rất muốn chạy đến ẫm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của Susan.” Đến một lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi, con sai rồi.” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con Biết.” Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cây lau nhà cao hơn 2 người của nó ra hết sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cở quần áo dơ ra, xách trên tay, trần chuồng chạy vô nhà tắm, hí hởn giặt đồ rồi.

Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng. Ở rất nhiều gia đình TQ, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề “đại chiến thế giới”, luôn luôn được ngoại nuông chiều, nội thì can ngăn, vợ chồng cải nhau, gà bay chó chạy.

Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter nói chuyện, nhắc đến chuyện này, làm tôi ấn tượng sâu sắc bởi câu họ nói: “con cái là con cái của cha mẹ, trước tiên phải tôn trọng cách giáo dục của cha mẹ.” Đứa bé tuy còn nhỏ, nhưng lại bẩm sinh nghịch ngợm, lúc nó quan sát được thành viên trong gia đình có phân biệt khác thường, nó sẽ rất nhạy bén lợi dụng sơ hở. Việc này bất cẩn không làm cải thiện hành vi của nó mà chẳng có lợi cho nó. Ngược lại còn làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn đem lại những vấn đề khác. Ngoài ra, thành vive6n trong gd còn xảy ra xung đột, gd có không khí không hòa thuận sẽ đem đến nhiều cảm giác không an toàn cho trẻ, đối với việc phát triển tâm lý của nó phát sinh bất lợi ảnh hưởng. Cho nên, dù là bậc cha mẹ hay ông bà có vấn đề phân chia giáo dục con cái, hay là vợ chồng có quan niệm giáo dục khác nhau cũng không nên ở trước mặt con cái xảy ra mâu thuẫn.

Ông bà ngoại của Peter ở lại 1 tuần và chuẩn bị về Cali. 2 ngày trước khi đi, ông ngoại của Peter rất nghiêm túc hỏi con gái mình: “Peter muốn chiếc xe đào đất, tôi có thể mua cho nó chứ?” Susan suy nghĩ rồi nói: “Cha mẹ lần đến này đã mua cho nó đôi giày trượt băng làm qùa rồi , đến Noel mới mua nó làm quà vậy!” Tôi không biết ông ngoại của Peter nói như thế nào với thằng nhóc này, sau đó tôi dắt cháu đi siêu thị, nó chỉ tay vào món đồ chơi đó nói: “Ông ngoại nói, đến Noel sẽ mua tặng cháu cái này làm quà.” Khẩu khí rất thích thú & mong đợi.

Tuy Susan nghiêm khắc như vậy với cháu, nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, nó sẽ thu thập một số hoa hoặc là lá mà nó cho là đẹp rồi trịnh trong tặng cho mẹ. Người ngoài tặng quà cho nó, nó luôn gọi mẹ cùng mở quà chung; có thức ăn ngon luôn để một nửa cho mẹ. Nghĩ đến nhiều đứa trẻ TQ coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không thể không kính phục con dâu Tây này của tôi. Ở tôi mà nói, ở phương diện giáo dục con cái của các bà mẹ Phương Tây rất xứng đáng để các bà mẹ TQ học theo."

(sưu tập)

Monday, November 22, 2010

Tổng kết tháng thứ 10 :)

Đáng nhẽ bài này phải viết hôm 19/11 khi Nghé tròn 10 tháng nhưng do hôm đấy bố bận đi đón mẹ Nghé ở sân bay (sau chuyến đi Nhật) nên bây giờ mới viết.
Tháng thứ 10 vừa rồi, cuối tháng trước thì bố đi Singapore nhưng không ảnh hưởng gì đến tình hình ăn ngủ nghỉ của Nghé cả. Còn mẹ nghé thì đi Nhật từ 14 - 19 /11, làm cả nhà lo sốt vó không biết Nghé không có mẹ thì có ngoan không. Cũng may Nghé cũng ngoan, chỉ hơi hư một chút những lúc nửa đêm ngủ đậy không có mẹ thôi. Hôm nọ mẹ về Nghé còn lờ mẹ đi không thèm chơi, chẳng biết có phải là dỗi mẹ không. :)

Tháng vừa rồi Nghé đã mọc được 3 cái răng, buồn cười là Nghé mọc răng mỗi lần một cái chứ không như trẻ bình thường mọc 2 cái một lần. Có 3 cái răng thôi nhưng mà cắn đau lắm rồi, rất thích nhảy vào cắn bố với ông.

Dạo này Nghé rất khó tính, cái gì không vừa ý là mặt đỏ lên hét ầm hét ỹ, hư lắm, lớn tẹo nữa bố sẽ cho ăn đòn vì cái tội đấy :D.

Đã biết phân biệt mọi người trong nhà, hỏi ông đâu thì chỉ lên ảnh ông, bà đâu thì chỉ anh bà, nhưng không bao giờ chỉ vào người cả.

Ăn uống thì rất tích cực ăn, cái gì cũng ăn trừ món chính của Nghé là cháo và bột. Tuy vậy hôm vừa rồi cân cũng được 9.3 kg.

Bò thì rất nhanh, nhưng vẫn chưa biết đứng, không biết bao giờ thì biết đi đây.

Thôi hết rồi, tháng sau bố viết tiếp.

Tuesday, November 16, 2010

Nghé buồn vì xa mẹ


Còn 3 ngày nữa là Nghé 10 tháng tuổi, vậy mà Nghé đã phải xa mẹ cả tuần(mẹ đi công tác tại Nhật);Cả nhà hồi hộp chờ xem Nghé sẽ vượt qua thử thách đầu đời này ra sao,và tập trung dồn tình yêu vào Nghé,nhất là về đêm ngủ thiếu bầu sữa mẹ không biết Nghé ngủ thế nào: Đêm thứ nhất khi mẹ Nghé mới đi hình như chưa có cảm giác xa mẹ nên Nghé ngủ ngon chỉ thỉnh thoảng thức dậy ọ ẹ rồi lại ngủ, cả nhà phấn khởi lắm;đêm thứ hai Nghé bắt đầu nhớ mẹ nên chả chịu chơi gì và càng về đêm thì càng quấy hơn, cả nhà thay nhau dậy chơi cùng Nghé,rồi mệt quá hôm sau lại phải đi làm nên đến đêm thứ ba thì thay nhau trông Nghé,bố Nghé thì ngủ tít thò lò, và Nghé cũng có vẻ quen dần nên ít khóc hơn thì phải,cả đêm chỉ ậm ạch vài lần và đến hơn 3 giờ dậy tu một hơi hết bình sữa rồi lại ngủ tiếp đến 6 giờ sáng;Còn ba đêm nữa chắc Nghé sẽ càng dần quen đi thôi Nghé nhỉ và cháu lại ngoan để cả nhà phấn khởi.

Saturday, October 30, 2010

Tuesday, October 19, 2010

Nghé 9 tháng tuổi



Hôm nay 19-10-2010 Nghé tròn 9 tháng tuổi, thế mà vẫn chưa biết đi, cân được 8,9 kg, ông chụp mấycais ảnh để đưa lên cho bố Nghé đang công tác ở Singapo xem cho đỡ nhớ Nghé.

Friday, October 1, 2010

Hôm qua mẹ cắt tóc cho Nghé.

Hôm qua bố về thì thấy Nghé có cái đầu mới trong rất ... Songoku :).
Hóa ra ở nhà mẹ tự dùng kéo cắt cho Nghé.

Sau đây là 2 Video bố quay tối qua. Mọi người xem chú ý cái đầu mới của Nghé nhé.

Video 1: Nghé ngồi chơi, hôn Ipad sau đó ...

(đã bị gỡ bỏ) :)

Video 2: Nghé bò dưới sàn. Cái này nhìn cái đầu Nghé rất rõ :))

Monday, September 20, 2010

Lục Hòa Kính

Đã lâu rồi bố Nghé không viết gì trên blog để chuyên tâm tụng kinh niệm phật. Hôm trước đọc sách, thấy hòa thượng Thích Thánh Nghiêm có ý tưởng dùng Lục Hòa Kính của đạo phật để áp dụng trong công sở. Nhưng bố Nghé lại thấy nó cũng rất phù hợp để áp dụng cả với cuộc sống gia đình, vì vậy hôm nay, bố Nghé xin phá giới viết dăm điều nhăng cuội. Đây cũng là câu trả lời mà bố Nghé còn nợ bác Minh, câu hỏi:làm thế nào để hòa hợp nhiều thế hệ trong một gia đình".

Lục Hòa Kính là sáu nguyên tắc sống cơ bản của tăng đoàn đạo phật, đồng thời cũng là quy chuẩn để các bên sống hòa hợp, tôn kính lẫn nhau. Sáu nguyên tắc đó bao gồm: thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô trách, ý hòa đồng duyệt, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân, giới hòa đồng tu.

Trong cuộc sống, khi mọi người mệt mỏi, đau ốm thường hay nổi nóng, khó chịu, dễ làm tổn hại những người xung quanh. Chính vì vậy mà nguyên tắc đầu tiên của Lục Hòa Kính là "Thân hòa đồng trú", tức là mọi người phải luôn giữ gìn và tăng cường sức khỏe, cả về thể chất cũng như tinh thần.

Nhưng khi mọi người đều khỏe mạnh, sự xung đột trong gia đình vẫn có thể xảy ra, đôi khi chỉ bắt nguồn từ một lời nói vô tâm. Vì vậy nói sao để truyền đạt đúng ý của mình mà không gây mất hòa khí, hiểu nhầm là vô cùng quan trọng. Đây cũng là ý chính trong nguyên tắc thứ hai trong Lục hòa kính "Khẩu hòa vô trách".

Không chỉ tránh không gây mâu thuẫn, mà mọi người trong gia đình còn phải xây dựng tình cảm, gắn bó với nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn.Làm theo nguyên tắc thứ 3 "Ý hòa đồng duyệt", tức là mọi người cùng nhau xây dựng không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc.

Chắc chắn khó có gia đình nào mà suốt bao nhiêu năm chỉ có vui vẻ hạnh phúc, bởi trước sau gì cũng có những việc cần phải cùng nhau bàn bạc để giải quyết. Khi đó sự bất đồng ý kiến là không thể tránh khỏi, nhất là khi khoảng cách giữa các thế hệ trong xã hội ngày càng lớn, bởi mỗi người sinh ra, lớn lên trong một thời đại khác nhau nên quan điểm,nhận thức cũng khác nhau. "Kiến hòa đồng giải" là phương pháp tập hợp những ý kiến riêng của mỗi cá nhân để ra được những quyết định chung mà không làm ai bị tổn thương.

Việc phân chia công việc, cũng như bàn thảo để giải quyết các việc trong gia đình, công bằng chính là yếu tố giúp một gia đình vui vẻ hạnh phúc một cách bền vững. Tuy nhiên việc phân công hay quyết định thế nào cho công bằng thì lại là một bài toán vô cùng phức tạp. Ở đây, công bằng không có nghĩa là chia đều mọi thứ mà là sắp xếp, phân công công việc sao cho phù hợp với khả năng sở thích của từng người, để tất cả mọi người trong gia đình đều cảm thấy vui vẻ thoải mái nhất. Đây chính là ý nghĩa của "Lợi hòa đồng quân", nguyên tắc nhằm hòa hợp giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể.

"Giới hòa đồng tu", nguyên tắc cuối cùng, tức đặt ra giới luật để mọi người cùng tuân theo. Không chỉ ở chùa mà ở bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải có những nguyên tắc của riêng mình. Gia đình cũng không phải là ngoại lệ, mỗi gia đình đều phải có cái "gia quy" riêng của mình. Gia quy ở đây không nên hiểu là các nguyên tắc của thời phong kiến, mà nó đơn thuần chỉ là những quy định mà các thành viên trong gia đình cùng nhau thảo luận và đặt ra. Nó không thể cứng nhắc bất biến, hoặc là cái chuẩn chung áp dụng cho mọi trường hợp mà phải được biến đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh và cá nhân của mỗi gia đình.

Trên đây là sáu nguyên tắc được dùng trong các tăng đoàn đạo phật, nên khi áp dụng vào gia đình chắc hẳn có nhiều điểm còn chưa sát với ý tưởng ban đầu của nó. Bố Nghé chỉ xin nêu ra để mọi người cùng đọc chứ không dám mong cả nhà sẽ cùng "tu" theo những điều này, bởi kể cả những nhà sư ở chùa cũng khó mà làm theo tất cả các nguyên tắc trên. Sau này, đọc những dòng trên, nếu có duyên, có thể Nghé sẽ hiểu, học theo được, trước hết có lợi cho bản thân Nghé, sau là lợi cho những người xung quanh.

Tổng kết 8 Tháng.

Hôm qua, CN, Nghé đã tròn 8 tháng.
Tháng vừa rồi Nghé đã biết bò, biết ngồi vững, nên có thể cho ngồi dưới sàn nhà để chơi được. Nhưng phải canh vì thích bò ra cái đồng hồ của ông rồi bám đứng dậy, đập cái mặt kính. :).
Bố mẹ cũng phải tìm những thứ sắc nhọn trong phòng tháo cất đi để tránh nguy hiểm cho Nghé.

Tuy nhiên Nghé vẫn chưa mọc được cái răng nào mặc dù không có dấu hiệu của thiếu canxi vì tóc vẫn rất tốt.

Hôm thứ 7 vừa rồi cả nhà đi ăn hàng, Nghé ngồi ở ghế trong rất đáng yêu, tay thì nghịch mồm thì nói liên hồi, mọi người nhìn đều thích. Đặc biệt thích ăn súp tôm Thái Lan (cứ đút cho ăn hết lại đòi). Tuy nhiên cuối buổi thì làm vỡ mất 1 cái bát. :)

Hôm thứ 7 ko biết bị con gì đốt vào mí mắt mà bây giờ mắt phải sưng húp trông thương ko chịu được. Có vẻ ngứa nên từ hôm qua tới nay hơi quấy.

Monday, September 6, 2010

Nghé đi nghỉ mát


Nghé về quê chơi với cụ, ông bà ngoại và em Phương Thảo. Nhìn ảnh, trông rất giống Đại gia và chân dài :D. Nghé ngắn hơn em Phương Thảo một chút và cũng nhát hơn em í một tẹo, bị em í vuốt má có tí mà đã rơm rớm nước mắt => @ Bố Tiến: Đề nghị chuẩn bị một bài dạy con trai cách tán gái ngay từ bi giờ!
Nghé có vẻ thích đồ gỗ, sau này có lẽ sẽ làm thợ mộc, vì rất thích gặm bàn ghế, tủ, đầu giường ông ngoại. Sở trường nữa là thích ăn cháo. Bà ngoại nấu cháo cá, cua, ngán... Nghé ăn rất ngon (có lẽ sẽ thik hải sản giống mẹ).
Tiếc là đợt này về chưa cho Nghé đi bơi được vì trời hơi lạnh. Hè năm sau là Nghé có thể bơi mái thoải rùi :D => Bố Tiến dạy con tập bơi nhé :) Mẹ Giang sẽ mua quần áo bơi và phao thật cute cho con :))

Friday, September 3, 2010

Nghé và xe tập đi

Ông đưa mấy cái ảnh Nghé lên vì không biết đưa vào ộ sưu tập ảnh được.

Hôm qua ngày 2-9 Nghé đi nghỉ mát ở Quảng Ninh đến chủ nhật 5-9 mới lên.

Tuesday, August 31, 2010

Nghé về Quảng Ninh



Thứ 7 & CN tuần vừa rồi 28-29/8/2010 bố mẹ đưa Nghé về QN ăn giỗ 2 cụ.

Đây là ảnh bác Tuấn Anh chụp lúc đưa Nghé đi chơi ở đường bao biển gần nhà ông Ngoại.





Thursday, August 19, 2010

Nghé tròn 7 tháng

Hôm nay 19/8 Nghé tròn 7 tháng. Hôm qua Nghé tròn 8kg. Lên được 0.5kg so với tháng trước. Thế là ổn rùi. Vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng :(

Monday, August 9, 2010

Nhớ Nghé

10 ngày nữa Nghé tròn 7 tháng rùi. Tình hình là đến bi h vẫn chưa có cái răng nào, hik. Mẹ cũng hơi sốt ruột vì vợ chưa cưới của Nghé, tức em Phương Thảo dưới QN, đã mọc hai cái răng 1 lúc hồi 6 tháng. Nghé có vẻ đuối hơn vợ chưa cưới rất nhìu, hik hik. Cố lên con trai iu nhé!
Mẹ yêu con nhiều lắm! :*

Monday, July 26, 2010

Nghé bị ốm

Nghé bị sốt từ thứ 6 ngày 23/7, tới hôm nay thứ 2: 26/7 là gần khỏi.
Sốt không cao lắm nhưng cũng quấy.
Cả nhà nghi ngờ là sốt mọc răng.
Đang chờ xem có cái răng nào trồi lên ko. :)

Tuesday, July 6, 2010

Chủ Nhật ngày 4/7/2010

Chủ Nhật vừa rồi Nghé đã cắt tóc. Bây giờ tóc rất ngắn (gần trọc), trông rất bướng. :)
Anh Bi ra chơi với Nghé.
Anh bi đã được 9.7 kg còn Nghé chỉ được 7.4.



Thursday, June 17, 2010

Video của Nghé ngày 15/6



Nghé sắp đầy 5 tháng rồi. Đã được 7 kg.
Dạo này thích nằm úp, cong mông lên rồi trườn giật lùi như con sâu. :)

Tháng 5 vừa rồi Nghé về Quảng Ninh 2 tuần rồi lên.
Mẹ đã đi làm.
Ban ngày, Nghé ở nhà với cụ, bà nội và cô Hồng.
Đợt này trời thì nóng, điện thì hay cắt. Cả nhà vất vả.

Tuesday, June 1, 2010

Tết 1-6-2010

Hôm nay là ngày tết Thiếu nhi 1/6, Nghé đang ở quê ngoại Quảng Ninh, ông gửi đến cháu hàng vạn nụ hôn và chúc cháu hay ăn, chóng lớn, ngoan ngoãn, không khóc nhè. Ông nội Nghé.

Sunday, May 23, 2010

Cắt tóc

Hôm nay ngày 23 tháng 5. Ông Hiển mang tông đơ sang cắt cua cho Nghé.

http://picasaweb.google.com/hoanglong1901/CatTocLan2#

Thursday, May 20, 2010

Tổng kết tháng thứ 4:



Hôm qua Nghé tròn 4 tháng rồi:
Hôm qua Nghé được 6.5kg rồi.
Như vậy tháng này chỉ tăng được 0.5 kg.

Tháng này Nghé đã biết lẫy. Vẫn hay nói chuyện. Đêm ngủ ngoan. Nhưng lúc gắt ngủ hay khóc. Lười ăn nên tăng cân hơi không nhiều.

Mấy hôm nay Nghé hơi bị ho, cả nhà hơi bi lo :) .

Sunday, May 16, 2010

Thơ cụ tặng Nghé.

Hân hoan
(Tặng bé Nguyễn Hoàng Long)

Tiến Giang sinh hạ bé đầu lòng
Tuổi sửu gọi là cu “Nghé Long”
Y mẹ mắt tròn to thật sáng
Hệt cha môi mọng đỏ hơi cong
Cả nhà lên chức bao hồ hởi
Bốn họ thỏa lòng bấy ước mong
Bà nựng cháu: “Hay ăn chóng lớn
Sau này tiến bộ vượt hai ông”.

Tả Thanh Oai: Tháng Sửu Năm Kỷ Sửu

Đây là bài thơ do cụ ngoại (ông ngoại của bố) làm tặng Nghé.

Thursday, May 13, 2010

Nghé cười khanh khách



Đây là hôm 8/5, nghé đùa với ông nội. Quay bằng máy điện thoại của ông nên hình hơi xấu :)).

Friday, May 7, 2010

Nghé lẫy


Hôm qua ngày 6-5-2010 Nghé đã biết lẫy rồi nhưng vẫn còn vất vả lắm,mỗi lần Nghé lẫy là mặt đỏ cả lên, nhưng vẫn cứ thích lẫy nhiều. Chúc mừng Nghé.

Thursday, May 6, 2010

Dám tranh luận phần 2



I. (Một La Mã)
Lại nói về chuyện nước Vệ [1], dù đã nghỉ hưu nhưng mấy lão thần tiền triều cứ liên tiếp dâng sớ, hết than rằng nền giáo dục nước nhà đang khủng hoảng đến nền giáo dục đang thua kém các nước lân bang. Vệ Vương tức lắm nghỉ thầm trong bụng: "bố khỉ, nước ta cử toàn giáo sư tiến sĩ đi làm thầy đồ, chả hiểu làm sao lại có thể thua kém mấy thằng thầy đồ tầm thường lân bang được. Đợt thiết triều tới ta phải quạt cho lão hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám kiêm Phó Tể Tướng một trận mới xong".

Buổi chầu hôm đó, như thường lệ, quần thần đồng thanh:
- Vệ Vương trăm tuế, trăm tuế, trăm trăm tuế.[2]

Vệ Vương:
- Bình thân!
...
- Phó Tể Tướng, ta nghe nói dạo này đám thầy đồ, sĩ tử của nhà ngươi hay lắm hả? Bỏ dạy văn, học văn. Chuyển sang dạy võ, luyện võ hả.

Phó Tể Tướng:
- Dạ thưa, đấy chỉ là thiểu số. Với lại bọn nó không đánh nhau ở trường, lại kéo nhau ra vườn hoa thì thần làm sao biết mà rình mò cho được. Mà bọn nó đánh nhau cũng không thể đổ hết lỗi cho thần được. Cũng một phần là do lỗi gia đình chúng không biết dạy đấy chứ. Đấy, như Vệ Vương ngài đấy, cũng có dạy được Thái Tử đâu.

Vệ Vương nóng mũi:
- Ta và Thái Tử có tranh cãi cũng chỉ là tạm thời thôi. Nhưng đường lối của ta là đúng, trước sau gì cũng dạy được Thái Tử thôi.

Phó Tể Tướng:
- Ngài dám đánh cược với thần không.

Quần Thần bàn tán:
- Cược đi, cược đi, cược cược đi.
Vệ Vương cau mày nhìn.
Quần Thần im re.

Vệ Vương nói:
- Cược gì.

Phó Tể Tướng:
- Nếu thần thắng, thần xin được phong làm tể tướng.

Quần Thần bàn tán:
- Được đấy, được đấy, được được đấy.
Tể Tướng cau mày nhìn.
Quần Thần im re.

Tể Tướng gằn giọng nói:
- Nếu ông thua thì...

Phó Tể Tướng ngắt lời:
- Nếu thua tôi xin từ bỏ tất cả mọi chức vụ... tất cả mọi chức vụ ... ở Quốc Tử Giám. Chỉ giữ lại chân Phó Tể Tướng thôi.

Quần Thần bàn tán:
- Khôn thế, khôn thế, khôn khôn thế.
Phó Tể Tướng cau mày nhìn.
Quần Thần im re.

Vệ Vương:
- Được!
....
Bãi triều.

II. ( Hai La Mã)
Vệ Vương đi thẳng về hướng thư phòng của Thái Tử, vừa đi vừa hô quyết tâm: "đợt này mình phải dạy bảo Thái Tử cho nghiêm túc...".
Vừa vào phòng đã thấy Thái Tử nằm trên trường kỷ mút tay chùn chụt (video phía trên chỉ mang tính chất minh họa :-D ). Vệ vương liền nói:
- Thái Tử, con có biết con lớn rồi không! Sao không ngồi học, lại nằm mút tay như vậy [3].
- Con vừa nằm nghỉ tí, mà mút tay thì có sao. (Thái Tử trả lời với ging hơi khó chịu)
- Mất vệ sinh lắm, lại mất lịch sự nữa. (Vệ Vương hơi to tiếng).
- Con mút tay từ bé, có sao đâu. (Thái Tử vùng vằng).
- Không được cãi. Tao bảo mày dạy, ngồi học ngay.
Thái Tử ngồi dạy, không nói năng gì, bỏ ra cửa, vẫn vừa đi vừa mút tay.

Vệ Vương tức lắm, toan đuổi theo, tẩn cho một trận. Nhưng chợt nghĩ lại: "hồi xưa mình cả ông bô cũng thế. Mỗi khi ông già mắng mỏ thì mình cũng có nghe ổng nói gì đâu. Sau mỗi lần như thế chỉ nhớ là tức lắm thôi, chẳng nhớ ổng dạy gì. Mà hình như mấy lời ông dạy cũng chí lý lắm thì phải, nhưng mà lúc đang tức mà, nên chẳng thèm nghe".
Nghĩ đến đây, Vệ Vương thấy rối bời. Chẳng nhẽ mình lại thua lão Phó Tể Tướng thật.
Quyết không để thua. Vệ Vương tìm tới Tàng Kinh Các, may thay vớ được 2 cuốn sách dạy con, một cuốn của lão thày đồ nước Mão [4], một cuốn của lão thày đồ nước Hổ[5]. Vệ Vương vui mừng đọc ngấu nghiến.

III. ( Ba La Mã)
Rời khỏi Tàng Kinh Các, Vệ Vương lại thấy Thái Tử đang ngồi mút tay trong Ngự Hoa Viên. Lần này nhớ lại những gì vừa đọc[6]. Vệ Vương nhẹ nhành đến bên con nói:
- Con này, bố ngồi với con nhé.
- Vâng ạ.
- Con ơi, con mấy tuổi rồi nhỉ ?
- Con 4 tuổi rồi bố ạ.
- Con thấy mình lớn chưa?
- Con lớn rồi mà (giọng tự hào lắm).
- Con này, con nghĩ gì nếu thấy một lão thái giám vừa đi vừa mút tay.
- Buồn cười bố ạ. Lại còn mất vệ sinh nữa.
- Ừ, con nghĩ thế tốt lắm. Mà hình như thỉnh thoảng bố thấy con vẫn mút tay thì phải.
- Thế à. Con cũng không để ý. Tại thói quen thôi. Để con sửa dần vậy.[7]
- Ừ, con nhận ra vấn đề thế bố mừng lắm. Cố lên con nhé. (Vệ Vương vừa nói vừa xoa đầu Thái Tử âu yếm).

IV. (Bốn La Mã)
Một lần khác, khi Vệ Vương đang bận duyệt tấu chương, thì Thái Tử nhảy vào.
- Bố ơi cho con đi chơi nhé.
- Con đi với ai.
- Con đi với mấy thằng Thái Tử nước Mã và nước Vạn.
- Đi đâu thế con.
- Bọn nó rũ con ra biển, xem tàu nước Tề đánh cá.
- Bố thì thích con ở nhà đọc sách, học cai trị đất nước hơn. Chứ đi chơi làm gì.
- Học cai trị đất nước làm gì hả bố. Mình là vua trị thế nào chẳng được.
Vệ Vương bắt đầu khó chịu nhưng lại nhớ những gì đã đọc được nên vẫn nhẹ nhành.[8]
- Thôi được rồi, nếu con thích đi chơi thì cứ đi. Nhưng đi nhanh rồi về. Tranh thủ đọc mấy cuốn sách trị quốc con nhé. Để tối nay sau bữa ngự thiện, bố con mình cùng bàn luận được không.[9]
- Vâng. Con đi chơi đây. Tối gặp lại bố.
Vệ Vương nhìn con đi ra. Tranh thủ phê nhanh tấu chương. Rồi tranh thủ lên Tàng Kinh Các đọc lại mấy cuốn sách trị quốc để tối nay còn nói chuyện với Thái Tử.[10]

Tối hôm đó. Trong không khí ấm cúng. Vệ Vương ngồi cạnh Thái Tử dịu dàng nói.
- Con này, theo con thì có cần phải học cách để trị quốc không? [11]
- Xem sách, con thấy có nhiều ông vua bị coi là hôn quân, lại có những ông được tôn vinh. Nên con nghĩ có lẽ cũng cần học.
- Con có cách nghĩ tốt lắm. Vậy theo con trị quốc phải làm gì?
- Cái này con cũng không rõ lắm.
- Để bố gợi ý nhé!
- Vâng.
- Con có biết đạo trị quốc lấy gì làm gốc không?
- Lấy dân bố ạ.
- Đúng rồi con ạ.
- Tại sao lại lấy dân hả con?
- Vì triều đình là thuyền, dân là nước. Nước có thể đưa thuyền cũng có thể lật thuyền.
- Con suy nghĩ rất hay. Thế phải làm gì để nước không lật thuyền.
- Con cũng chưa biết.
- Con phải biết dân muốn gì.Phải làm cho dân được ấm no hạnh phúc.
- À con hiểu rồi. Phải thường xuyên nghe ý kiến đóng góp của dân, rồi đưa ra chính sách phù hợp phải không?
- Con suy luận tốt lắm [12]. Đúng rồi con ạ.
...
V. ( Năm La Mã)
Hai bố con mải nói chuyện vui vẻ, không chú ý đằng xa có một người theo dõi 2 người từ lâu. Đấy chính là Hậu Vệ, ý lộn là Vệ Hậu (tức Hoàng Hậu nước Vệ). Bà đang ngồi khâu bên khung cửi làm bằng gỗ mun, nhìn 2 bố con, mừng thầm trong bụng: "Cuối cùng thì bố nó cũng đã biết cách dạy con rồi". Mải vui, không để ý, nên bà bị kim đâm trúng tay. Một giọt máu đỏ tươi rơi xuống nền gạch trắng như tuyết. [13]

Chú giải:

[0] Sau khi viết bài trước về tranh luận. Bác Minh bảo với bố Nghé là bài viết lý thuyết quá, khó làm theo. Con cô Linh thì comment là không biết có làm theo được không.... Vì thế bố Nghé viết thêm bài này với mục đích nâng cao tính thực hành. Bài viết được chia làm 5 cái La Mã như sau: :)
I. Dẫn nhập.
II. Sai lầm thường gặp của các bậc phụ huynh.
III. Cách đóng góp ý kiến cho trẻ.
IV. Cách thảo luận cùng trẻ.
V. Dẫn xuât.

[1] Nước Vệ trong "Đại Vệ Chí Dị". Tiện thể khai luôn, là dịp này phong trào đang lên (đạo văn, đạo sách, đạo nhạc, đạo ảnh), bố cháu Nghé tự thấy văn vẻ của mình không ra gì nên cũng xin phép đi đạo chút cốt của bác Lái Gió và chút văn phong của Bọ Lập cho câu chuyện thêm phần sinh động.

[2] Ở bên nước Tế, họ coi vua là Thiên Tử nên được xưng hô là "vạn tuế". Vương gia thì được hô là "cửu thiên tuế". Vì là nước nhỏ, ngại phạm thượng lại tránh đụng hàng nên ở nước Vệ người ta chỉ tung hô là "trăm tuế". :)

[3] Các bậc phụ huynh thường mắc sai lầm này. Đó là áp đặt ngay ý kiến của mình cho trẻ nhỏ mà không quan tâm tới cảm xúc của trẻ. Nếu vào đề bằng một thái độ quy chụp thì trẻ con sẽ xuất hiện tâm lý "phòng thủ", rồi sau đó thường cố biện minh cho mình chứ không thực sự tiếp thu ý kiến của phụ huynh.

[4] Cuốn sách "Cha mẹ giỏi, con thông minh" đã giới thiệu trong bài trước.

[5] Cuốn sách "con cái chúng ta đều giỏi" cũng đáng để đọc.

[6] Phải quan tâm tới cảm xúc của con trước khi có thể khuyên giải chúng. Trẻ con có 5 nhu cầu cảm xúc cơ bản cần được người lớn coi trọng. Một là cần được yêu thương, hai là cần chấp nhận, ba là cảm thấy mình quan trọng, bốn là muốn được nhìn nhận, năm là độc lập và tự khẳng định mình.

[7] Khi nói đến những khuyết điểm của trẻ, không nên nói thẳng, nên hướng sang một đối tượng khác để tránh trẻ có tư duy "phòng thủ", và có thể nói chuyện cởi mở hơn. Sau đó liên hệ với trẻ để trẻ tự nhận ra vấn đề, tự đưa ra giải pháp (bằng cách phụ huynh chỉ đưa ra câu hỏi gợi ý). Đây là cách hiệu quả hơn thói quen thông thường của cha mẹ, đó là "suy nghĩ hộ con", rồi chỉ cho chúng cách giải quyết cụ thể, làm vậy trẻ sẽ thấy chúng bị áp đặt và không tự giác làm theo.

[8] Các bậc cha mẹ có thể dùng quyền của mình để ép con học. Nhưng như thế thường không hiệu quả.

[9] Khi không có thời gian, mà thấy có vấn đề cần nói với con cái. Nên hẹn chúng nói chuyện dịp khác. Đồng thời gợi ý cho chúng tự tìm hiểu vấn đề. Các bậc phụ huynh hay mắc sai lầm là trả lời qua loa cho xong chuyện khi bị trẻ con "tò mò" vào đúng lúc đang bận.

[10] Khi nói chuyện với con cái về vấn đề gì mà bản thân mình cũng chưa hiểu rõ. Cha mẹ cũng nên "hoãn binh" để tìm hiểu. Đừng trả lời lung tung. Hậu quả khôn lường.

[11] Trước khi "giảng bài" cho con, cũng cần tìm hiểu xem con nhận thức vấn đề đó thế nào, để thuyết phục theo cái "lý" của chúng. Nhiều khi phụ huynh sẽ thấy trẻ con còn biết nhiều hơn mình tưởng và chẳng còn gì để "giảng" tiếp cả. :)

[12] Khi nói chuyện với con, đừng ngại khen chúng. Như thế giúp không khí vui vẻ hơn, trẻ con lại thấy chúng được yêu thương. Nhưng nên thay những câu khen kiểu "con giỏi lắm", "con thông minh lắm"... bằng những câu kiểu như: "suy nghĩ của con tốt đấy", " suy luận hay lắm", "cách con tìm ra giải pháp rất tốt"...

[13] Ước gì sau này Nghé có 1 cô em gái da trắng như tuyết, môi đỏ như máu, tóc đen như bố (ối chết lộn), tóc đen như gỗ mun :).

Tuesday, May 4, 2010

Nghé và Bi

Ngày 2-5, Nghé vào Hà Đông chơi với anh Bi.
Anh Bi sinh trước Nghé 3 ngày, lúc sinh nặng 4.1Kg.
2 anh em cùng sinh tại BV Bưu điện, buổi sáng ngày 19-1 khi anh Bi vừa ra viện thì Nghé được sinh ra và lại vào nằm giường anh Bi vừa nằm.

Sau 3 tháng rưỡi bây giờ Nghé nặng: 6.2kg còn anh Bi nặng 8.5kg.

Xem ảnh tại: http://picasaweb.google.com/hoanglong1901/1502#

Thursday, April 29, 2010

Hết cữ

Hôm nay hết cữ, mẹ lấy lá hẹ bôi vào lợi cho con, để sau này con mọc răng không bị sốt.

Vì chưa có ảnh chụp hôm nay nên bố upload ảnh và video chụp hôm con tròn 3 tháng. :)



Wednesday, April 21, 2010

Dám tranh luận

“Đừng có lý sự như thế, bố không thích đâu.”

“Mày là con phải nghe lời tao.”

“Càng nói tao càng thấy mày ngu”

....

Nếu một ngày nào đó, bố kết thúc cuộc tranh luận với con bằng những lời lẽ như thế. Con hãy nói rằng bố đang thiếu bình tĩnh và bảo bố hãy đọc lại bài viết này.

Không phải bậc cha mẹ nào cũng có đủ kiên trì để giải đáp các thắc mắc của con cái. Nhất là khi đứa trẻ mắc bệnh thích “lý luận”. Vì thế một giải pháp đơn giản để kết thúc cuộc tranh luận dài lê thê đó là dùng quyền lực của cha mẹ để bắt đứa trẻ phải nghe theo và “tin” những điều mình nói. Còn với những cuộc tranh luận căng thẳng hơn có thể kết thúc kiểu như “càng nói tao càng thấy mày ngu”. Nói như thế không những sẽ làm chấm dứt ngay cuộc đấu khẩu với con cái, mà bố mẹ còn thể hiện được cái uy của mình vì đã chốt được một câu thể hiện phần thắng trong cuộc tranh luận.

Nhưng liệu cuộc tranh luận ấy đã kết thúc? Và ai thắng ai thua? Rõ ràng là những đứa trẻ không thắng. Nhưng một điều nữa không rõ ràng bằng, lại quan trọng hơn: đó là những bậc phụ huynh là những người thua. Bởi, thay vì đón nhận cơ hội để dạy bảo cho con về lẽ phải, về công bằng, về phương pháp tư duy, thì họ lại khiến những đứa con cảm thấy ấm ức vì bị áp đặt, khiến chúng xa cách bố mẹ hơn. Sau này, khi có vấn đề gì thắc mắc chúng sẽ không muốn và không dám đưa ra chia sẽ, thảo luận cùng bố mẹ bởi chúng “nhớ” kinh nghiệm của những lần tranh luận trước đó.

Nguy hại hơn, khi có thắc mắc, trẻ sẽ không cố gắng học hỏi, tìm thêm kiến thức liên quan (để mà tranh luận). Trẻ sẽ không muốn đào sâu suy nghĩ những thứ được học mà dễ dàng chấp nhận nó. Trẻ sẽ coi chuyện người “lớn hơn” áp đặt lên người khác là một điều hiển nhiển. Khi trẻ lớn, thói quen tư duy này sẽ được áp dụng để dạy những đứa con của mình (tạo ra một vòng luẩn quẩn không bao giờ dứt). Còn ở ngoài xã hội, khi những người có quyền có thói quen này, sẽ áp dụng lên cấp dưới của mình, tạo ra một xã hội không phản biện, thiếu dân chủ. Thậm chí dù có trở thành thủ tướng, thì đứa trẻ được nuôi dạy với thói quen này, cũng chỉ trở thành một kẻ hại dân mà thôi, bởi với bất kỳ sai phạm nào, nó cũng sẽ dùng quyền của mình để “định hướng dư luận” và trù dập những người dám đưa ra những ý kiến phản biện. Nó sẽ không biết nghe lời người khác vì nó tin rằng nó là người có quyền nhất thì mọi điều nó nói sẽ luôn đúng đắn.

Để dạy bảo cho con, bố sẽ cố gắng tránh được những sai lầm như thế. Khi con có điều thắc mắc, bố sẽ nhớ câu nói của giáo sư Hồ Ngọc Đại: “Bọn trẻ con bây giờ hay cãi cha mẹ nhưng không phải thế là hư. Các bậc phụ huynh phải thuyết phục bằng cái lý của trẻ con. Muốn dạy chúng thì trước hết phải thì phải thua chúng. Sau đó phân tích bằng cái lý của chúng để nó thua ngay trên cái lý của chúng". Thay vì áp đặt suy nghĩ của mình lên con, bố sẽ cố gắng giúp con tự tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề [1]. Bố muốn khi bố con mình tranh luận, con sẽ chiến thắng bằng những kiến thức và lập luận của chính mình.

Cũng như bài trước, khi viết bài này, bố hi vọng sẽ giúp con có được thói quen suy nghĩ độc lập ngay từ nhỏ, giúp con hiểu được rằng con đường đi đến “chân lý” là qua học hỏi và tranh luận chứ không phải là sự áp đặt. Để sau này con sẽ trở thành một người có tư duy phản biện[2], có khả năng biện luận và dám đứng lên bảo vệ lẽ phải.

Cuối cùng, bố hi vọng, sau này, không chỉ bố mà cả mẹ con cùng với ông bà và các bậc phụ huynh khác “dám tranh luận” với con cháu của chính mình.


Phụ lục:

[1] Cuốn sách : Cha Mẹ Giỏi Con Thông Minh (Thinking parent, thinking child) giúp cha mẹ giải quyết các vấn đề rắc rối hàng ngày.

[2] Ba bước tư duy (copy từ blog của BS Hồ Hải).
Những nhà giáo dục và tâm lý thế giới đã đúc kết: Lứa tuổi cấp một là lứa tuổi mà trí não trẻ chỉ tư duy một bước: ghi nhận, học hỏi; lứa tuổi cấp hai là tư duy hai bước: ghi nhận và phân tích đúng sai; lứa tuổi cấp ba: tư duy phản biện (còn gọi là tư duy tới hạn, hay tư duy nhiều bước): ghi nhận, phân tích đúng sai và đưa ra giải pháp để giải quyết những sự kiện. Nếu nắm và hiểu được một cách rõ ràng như thế, thiết nghĩ biện pháp giáo dục cho các trẻ không còn khó khăn khi gia đình, nhà trường và xã hội luôn quan tâm và chăm sóc trẻ trong từng giai đoạn phát triển tư duy và hành động.

Monday, April 19, 2010

Tổng kết tháng thứ 3.

Hôm nay là ngày 19-4. Tức là con tròn 3 tháng theo lịch dương.
Hôm thứ 7 vừa qua, con đã lên Hà Nội, sau 2 tháng về chơi với ông bà ngoại.
Sau 3 tháng con đã được 6kg. Như vậy tháng vừa thứ 3 này con chỉ tăng được 0.6 kg. Hơi kém so với 2 tháng trước.
Nhưng bù lại con đã ngoan hơn, không con khóc nhiều như 2 tháng đầu,
không bắt mẹ bế nhiều nữa, mà thích nằm chơi và nói chuyện.
Bây giờ tật hư nhất là lười ăn sữa ngoài. Hy vọng tháng này con ăn được nhều hơn và tăng cân đều trở lại. :)
:* :* :*

Sunday, April 11, 2010

Show hàng sau khi cắt tóc

Đây là chùm phim và anh show hàng sau khi cắt tóc.
Để xem ảnh xin mời vào picasa.





Monday, March 29, 2010

Tháng thứ 2


Tuần trước, ngày 19/3 bố có việc bận không về thăm con được. Đến tuần này 27/3 mới về được.
Sau đây là tổng kết tháng thứ 2 của con:
- Về cân nặng: vào ngày 19/3 tức là tròn 2 tháng con được 5.4 kg. Tức là lại tăng thêm đươc 1.3 kg so với tháng trước đấy. Đến ngày 27/3 thì con được 5.6 kg (hình trên).
- Tháng vừa rồi đã tiêm vacxin lần thứ 2 hôm 23/3. (Bố phải đi lấy rồi gửi từ HN về).
- Xấu trai nhất là do rốn bị lồi ra, nhưng tới cuối tháng thì đỡ rồi, không biết là sau này có thành Chaien lồi rốn không.
- Vẫn quấy vào buổi tối, khóc thì nhiều mà cười thì ít, bây giờ, mỗi lần khóc mẹ lại phải bế rồi ngồi võng đung đưa. (hư quá).

Friday, March 19, 2010

Dạy con biết nghi ngờ

Con trai yêu quý, hôm nay con tròn 2 tháng tuổi và đang ở nhà bà ngoại với mẹ, bố ở nhà một mình và tất nhiên đang nghĩ đến con, đến tương lai của con ... Cũng như tất các các bậc cha mẹ khác, nghĩa vụ của cha mẹ là nuôi con ăn học. Để con có đủ ăn, với bố mẹ bây giờ chắc không phải là điều quá lo lắng. Nhưng làm sao để con có thể trở thành người có đủ "học"? Khi mà nền giáo dục đang bị khủng hoảng[1], khi mà từ nhà trường đến xã hội luôn có những điều giả dối[2]. Bố sẽ phải làm gì để con giữ được tình yêu cuộc sống, tâm hồn trong sáng, chính trực ??? Bố không thể bảo vệ con bằng cách ngăn không cho con tiếp xúc với xã hội, hoặc không cho con tới trường. Có lẽ điều duy nhất bố có thể làm là trang bị cho con những kỹ năng cơ bản để con có sức đề kháng cần thiết trước những điều sai trái. Kỹ năng đầu tiên: hãy biết nghi ngờ!

Nghi ngờ, trước hết là không vội vàng tin ngay vào bất kỳ điều người khác nói, bất kể người đó là ai, kể cả là bố. Phải biết đặt câu hỏi liệu điều mình vừa được nghe, đọc, xem đúng hay sai. Cuối cùng là tìm cách để trả lời câu hỏi đó và sử dụng nó.

Là người biết nghi ngờ, con sẽ hỏi lại: "tại sao lại không vội vàng tin ngay vào điều người khác nói?". Bởi trên đời không phải ai cũng là người tốt. Mà kể cả khi người ta "nói thật" những gì họ biết, thì điều đó chưa chắc đã là sự thật, bởi rất có thể nhận thức của người đó cũng sai. Thêm nữa, một thông tin dù chính có chính xác, cũng có thể bị hiểu sai trong quá trình truyền từ người nói đến người nghe. Vì thế trước hết: đừng vội tin.

Giả sử, một ngày nào đó, bố sẽ bảo với con rằng "con là người Hạnh Phúc"[3]. Con sẽ tin ngay lời bố rồi đi khoe với bạn bè rằng mình hạnh phúc. Hay con sẽ hỏi lại bố "Hạnh Phúc là gì?"[4], để khi đã hiểu thế nào hạnh phúc, con sẽ tự kết luận mình có hạnh phúc hay không. Hoặc sau này đi học, người ta sẽ dạy con rằng: nước mình giàu vì có "rừng vàng biển bạc", con sẽ tự hào đi khoe bất với bất kỳ người nước ngoài nào rằng nước tao giàu hơn mày vì ..., hay con sẽ tìm hiểu xem hiện nay biển "bạc" như thế nào[5], rừng "vàng" ra sao[6]. Để rồi từ đó tự mình kết luận: nó đúng hay sai ! Qua hai ví dụ trên bố muốn con thấy, biết nghi ngờ tức là phải biết cách đi tìm lời giải cho những nghi ngờ đó. Trước hết hãy chắc chắn rằng mình hiểu đúng ý của người nói, bằng cách chủ động hỏi lại khi có vấn đề nào chưa rõ. Sau đó, nên tham khảo ý kiến của những người xung quanh, có thể là bố, mẹ ông bà, thầy cô giáo, bạn bè hoặc tự tìm hiểu những thông tin liên quan về vấn đề mình đang nghi ngờ. Đặc biệt, nên tìm hiểu những ý kiến phản bác ý kiến ban đầu. Và cuối cùng, khi đã có cái nhìn đủ khách quan và đa chiều về vấn đề đang nghi ngờ, hãy tự tin đưa ra kết luận của chính mình.

Để nhận thức đúng một vấn đề không hề đơn giản. Trước hết phải biết cách thu thập thật nhiều thông tin từ nhiều góc độ, sau đó quan trọng hơn là phải biết sàng lọc thông tin, để giữ lại cho bản thân mình những gì đúng đắn nhất, những gì là chân lý. Nhưng nhận thức được vấn đề đã khó thì biết cách và dám sử dụng nhận thức đó còn khó gấp nhiều lần. Bởi một quy luật kỳ lạ mà cuốn "Trí tuệ đám đông"[7] đã chỉ ra là con người thường từ bỏ suy luận cá nhân của mình để hùa theo quan niệm của đám đông, và khi đám đông hùa theo ấy càng lớn thì con người lại càng tin tưởng rằng cái quan niệm đó là đúng. Đó chính là một vòng lặp đệ quy điển hình, khiến cho các đám đông đưa ra quyết định sai lầm, bảo thủ. Và cuốn sách cũng chỉ ra rằng đám đông sẽ "thông minh hơn" với mỗi người dám bảo vệ chính kiến của mình, và đám đông sẽ thông minh nhất khi tất cả mọi người "bỏ phiếu" theo nhận thức của riêng họ. Nhưng đủ dũng cảm đứng lên bảo vệ ý kiến của riêng mình là một việc vô cùng khó khăn, nhiều khi nguy hiểm đến cả tính mạng. Vậy, nên hay không theo bước Galile[8] vì "dù sao trái đất vẫn quay"???

Bố tin rằng, nếu làm được như thế, con sẽ tránh được nhiều điều giả dối trong cuộc sống. Con sẽ có khả năng tuy duy độc lập, vượt trên những được hiểu biết sai lầm mà người khác áp đặt lên con. Bên cạnh đó, biết nghi ngờ, không tin ngay vào những gì được nghe nói, con sẽ tránh những sai lầm do sự hấp tấp, làm việc theo cảm tính. Quan trọng hơn, con sẽ có kỹ năng tư duy logic, giúp nuôi dưỡng tính tò mò, tinh thần ham học hỏi. Khi đã biết nghi ngờ, con sẽ đủ trí tuệ để tránh được sự ngu muội của "đám đông vô thức"[9]. Nhìn rộng hơn, nếu xã hội ta biết nghi ngờ những thứ "chân lý" đã áp đặt lên cả xã hội như người Nhật đã từng biết cách nghi ngờ đạo Khổng của Trung Quốc [10] thì chúng ta có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, tự do hơn[11].

Cuối cùng, một ngày nào đó, khi con đọc được những dòng này: Hãy nghi ngờ tất cả những gì bố vừa viết!
Bố của con.

Reference:

[1]Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN., TuanVietNam.net
[2]Ngành GD có thể làm gì để cứu vãn nhân cách Việt? , TuanVietNam.net
[3] Chữ "Hạnh Phúc" viết hoa vì trích trong câu cụm từ "Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc".
[4] Nên đọc Bàn về Hạnh Phúc , một cuốn sách hay, giải thích các vấn đề về hạnh phúc theo triết lý của đạo phật.
[5] Quần đảo Hoàng Sa của chúng ta đang bị Trung Quốc chiếm giữ, nhiều ngư dân của chúng ta bị bắt giữ ngay trên hải phận của mình.
[6] Hiện nay, Viêt Nam đang cho TQ thuê 300 ha rừng trong 50 năm, có khả năng gây nguy hại cả về môi trường lẫn an ninh quốc phòng cho Việt Nam. Nếu họ chặt phá rừng, chúng ta sẽ bị lũ lụt. Nếu họ sinh sống, đẻ con, mai táng trên đất đó, 50 năm sau chúng ta sẽ không thể đòi lại đất.
[7]Đọc cuốn "Trí tuệ đám đông", của James Surowiecki.
[8]Galile nhà thiên văn học, đã chống lại Thiên Chúa Giáo khi chỉ ra rằng Trái Đất quay.
[9] Theo cuốn sách Tâm lý học đám đông , những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất.Còn theo BS Hồ Hải thì 95% người VN thuộc dạng đám đông vô thức.
[10]Trung Quốc trong mắt Nhật Bản, cách nhìn tạo ra số phận, TuanVietNam.net
[11] Tự do bao gồm tự do về vật chất và tự do về tâm hồn.

Saturday, February 27, 2010


Nghé à, Nghé ơi thế là đã một tuần ông xa cháu rồi đấy, sao mà nhớ cháu thế,ngày nào cũng vậy cả ông và bà tối đi làm về lại nhớ cháu vì cả tuần chỉ có ông bà ăn cơm với nhau nên càng nhớ cháu nhiều hơn.Không biết lúc đấy cháu đang thức hay ngủ,cháu còn chơi đêm ngủ ngày nữa không,có chơi ngoan không,ông nhớ cả tiếng khóc của cháu,lúc rảnh rỗi ông lại vào blog của cháu để nhìn cháu cho đỡ nhớ, cái Blog hay thật đấy nó giúp ông đỡ nhớ cháu hơn.Đêm qua ông không ngủ được vì nhớ cháu,cứ chập chờn nghe như có tiếng khóc của cháu để chạy lên với cháu.Hôm nay bố cháu về với cháu rồi ông phải dặn bố cháu chụp ảnh cháu và gửi mail ngay cho ông bà xem hình ảnh mới nhất của cháu,vì bà cũng muốn biết xem cháu có lớn lên được bao nhiêu,không biết bố cháu có nhớ không? Ông nhớ cái hôm đầy tháng cháu cả nhà ai cũng bận rộn, bà thì thấy mệt lắm nhưng mà lại vui, đến hôm sau thì cháu về quê ngoại cả nhà cứ bâng khuâng,cụ nội cũng chờ tiễn cháu xong mới về quê,còn ông bà thì cùng đi với cháu, cứ một đoạn lại phải gọi hỏi mẹ cháu xem tình hình cháu thế nào vì mới đầy tháng tuổi mà đã đi đường xa không biết cháu có chịu được không.Về đến nơi an toàn cả nhà ai cũng thở phào nhẹ nhõm,ông bà ở lại với cháu đến hôm sau mới về đấy.Tuần vừa rồi sao ông thấy lâu thế,vì vừa phải xa cháu,nhớ cháu,lại vừa phải đi làm bù thứ bảy mà.Tuần sau ông bà xuống thăm cháu nhé,cháu có thích không,mà cháu đã biết gì mà thích cháu nhỉ,ông bà có nhớ thì cứ xuống với cháu chứ,để xem Nghé biết làm gì rồi.Rồi hôm nào cháu về ông bà lại xuống đón cháu,cháu yêu quý của ông.Thôi nhé ông chào Nghé.

Tuesday, February 23, 2010

Tổng kết tháng đầu tiên của Nghé

Vậy là hôm mồng 5 tết Nghé đã tròn một tháng tuổi rồi.
Trong một tháng vừa qua có thể nói là một tháng nhiều vất vả nhưng đầy niềm vui với cả nhà.
Tổng kết lại 1 tháng có thể tóm tắt như sau:
Sinh ngày 19-1
Ngày 20-1: về nhà lúc 3h30'
Ngày 29-1: Rụng rốn
Ngày 18-2: Làm đầy tháng, cân được 4,1 kg như vậy là tăng 1,3 kg so với lúc sinh.
Ngày 19-2: Bà ngoại đón về Quảng Ninh.

Bé ăn được, khỏe mạnh nhưng hay thức chơi vào buổi đêm làm bố mẹ và bà nội nhiều hôm phải thức theo nên buổi sáng hay mệt. Thêm nữa bé có giọng khóc rất khỏe, nên có triển vọng sau này sẽ hát hay hơn bố mẹ :) . Dù mới 1 tháng tuổi nhưng đã biết làm nũng, nên hay đòi bố mẹ ông bà phải bế, đặc biệt thích ông nội vừa bế vừa "buôn chuyện".


Monday, February 15, 2010

Tết của Nghé

Hôm nay là ngày mồng 2 tết,Nghé của ông cũng đã được 2 tuổi rồi ( đấy là ông tính theo năm âm lịch vì nghé tuổi Kỷ Sửu mà hôm nay là năm Canh Dần mà). Hôm qua mồng 1 tết ông chở cụ và bà nội về quê chúc tết ,ai cũng hỏi thăm Nghé,chiều ông,bà về còn cụ thì ở lại, thấy bảo Nghé không được về cháu khóc nhiều lắm phải không? Lúc đón giao thừa cả nhà định đưa Nghé xuống nhà nhưng vì cháu vừa mới ngủ nên không đánh thức Nghé dậy nữa, để cháu ngủ cho đẫy giấc nhé. Buổi tối cả nhà ông trẻ Hưởng và bà trẻ Diệp ra chúc tết Nghé,thế là mọi người cho Nghé xuống cùng ngồi ăn tết ở tầng một, đây là lần đầu tiên cháu xuống nhà chơi, không biết cháu có cảm nhận đựợc cái tết đầu tiên với cả nhà không nhỉ.
Ông đang viết cho cháu thì nhà ô trẻ Hùng Liên và ô trẻ Hiển đến chúc tết và đi cùng bố cháu về quê,trưa nay Nghé ở nhà cùng ông bà và mẹ nhé. Nghé ơi hôm nay là đầy tháng anh Bi nhà bác Phương rồi, mà cháu chỉ ra sau anh ấy có 3 ngày thôi, như vậy còn 3 ngày nữa là đầy tháng cháu,cả ông bà ngoại từ Quảng Ninh cũng sẽ lên với cháu,nhưng ông lại thấy buồn và nhớ cháu vì theo kế hoạch là ngày hôm sau cháu về thăm và ăn tết ở quê ngoại cháu rồi, lúc đấy ông bà nhớ cháu lắm.Thôi ông lên với cháu đây không bà lại bảo ô hâm cứ ngồi mà viết lung tung chả giúp đỡ được gì cho bà cả.Ông yêu cháu nhiều,cháu yêu cua ông.

Saturday, February 13, 2010

Blog cuối năm


Hôm nay là 30 tết, ngày cuối cùng của năm con Trâu. Vậy là Nghé con của bố sắp được đón đêm giao thừa đầu tiên trong cuộc đời. Hôm nay tất nhiên là một ngày rất đặc biệt vì mọi người ai cũng ở nhà, ai cũng bận rộn để chuẩn bị cho năm mới. Đặc biệt hôm nay là ngày đầu tiên mẹ Giang tắm cho nghé. Bố có quay phim lại đấy, trông hay lắm cơ. Nhưng bố không cho lên blog đâu, vì nhỡ sau này con nổi tiếng người ta lại lấy cái video đấy ra với tựa đề "Clip nude của ngôi sao Hoàng Long" thì khổ :) :) :).
Hôm nay cũng là lần đầu tiên bố giặt quần áo cho con đấy (vì làm gì còn ai nữa để mẹ con sai đâu :( :( ), nhưng bố đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giặt cho con mà không bị rách cái nào :D, lại còn không vắt quần áo nữa chứ vì sợ con hay vặn mình :) (chẳng hiểu sao mẹ và bà con mê tín thế).
Bây giờ là 3h chiều rồi, 2 mẹ con đang ngủ, còn bố viết blog cho con, sau đó bố sẽ đi dọn nhà để chuẩn bị đón năm mới, tối nay sẽ bế Nghé xuống dưới nhà để đón giao thừa với cả nhà.

Hôn con trai 1 cái :* !
oe oe oe
Thôi chết, bố chưa cạo râu, làm râu đâm vào mặt con rồi :D

Wednesday, February 10, 2010

Nghé ngọ ơi

Cái cảm giác ngày đầu Nghé sinh ra đói với ông nó lạ lắm, hình như cái sự chờ đợi từ lâu của cả nhà nó đã tạo cho ông có cái cảm giác ấy thì phải. Hôm đó ông vẫn đi làm như thường lệ sau khi chở bà, bố và mẹ cháu ra bệnh viện rồi chở cụ về Mai Hương, đến cơ quan làm việc nhưng trong tâm trạng thì luôn đón chờ thông tin về cháu, ông đi lang thang các phòng để thông báo;trưa đó ông đã chót hẹn đi nhậu cùng mấy bạn bên Điện lực nên không về được,đến 11h30 thì bố cháu gọi thông báo cho ông biết tin cháu đã sinh ra trên cõi đời này,thế là tất cả mọi người có mặt đều nâng ly chúc mừng, ông uống nhiều quá, vì vui mà nên khi về cơ quan ông đành phải ngủ một chút cho đỡ mệt,khi tỉnh dậy ông bỏ hội nghi để về với cháu, rồi ông đi đón cụ từ Mai hương về, cất xe ông đi thẳng vào bệnh viện để gọi Nghé, cảm giác lúc đấy của ông còn hơn khi sinh ra bố Nghé. Từ hôm Nghé sinh ra ngày nào ông cũng chỉ mong về sớm với cháu thôi và ngày nào ông cũng lang thang trên mạng để tìm xem có cái gì mà Nghé thích không để mua cho Nghé.
Nghé ơi hôm nay là 10-2-2010 ông đã tìm được cho Nghé một món quà rồi, tối về ông tặng Nghé nhé, không biết cháu có thích không, nhưng ông cứ mua tặng cháu, ông tự hào vì có cháu. Ngày nào bây giờ ông cung vào trang blog của cháu để ngắm cháu cho đỡ nhớ lúc xa cháu.Thôi ông lại có bạn rủ đi nhậu rồi, ông đi nhé cháu yêu của ông.

Sunday, February 7, 2010


Vậy là cuối cùng cái ngày mẹ mong chờ đã đến, có điều nó đến quá sớm so với dự định của mẹ thôi. Còn nhớ cái cảm giác lúc cô y tá đưa con cho mẹ, trông con còn đỏ hỏn, bé tẹo, nhưng yêu ơi là yêu, mẹ đã cảm thấy thật tự hào, hóa ra mình cũng làm được một điều thật lớn lao. Rồi từng ngày qua, những lúc con cười, trông thật đáng yêu, mẹ cảm thấy mình thật hạnh phúc, còn những lúc con khóc, mẹ lại sợ, lại lo lắng. Hôm nay đã là ngày thứ 19, con mẹ được 19 ngày tuổi rồi, trông ra dáng lắm rồi, yêu lắm cơ.
Uhm mẹ muốn viết nhiều lắm, nhưng chả biết sắp xếp các ý như thế nào cho đúng nữa, hik, ngày trước mẹ cũng hay viết blog lắm í chứ, nhưng mà bi h làm mẹ rùi, không được viết nhăng viết cuội nữa con nhỉ? Thôi để mẹ viết từ hôm trước khi con chào đời nhé, tức là thứ hai ngày 18/1/2010. Hôm đấy cũng là ngày thật đáng nhớ, vì hôm đó mẹ bị stress kinh khủng, cũng chả hiểu tại sao đâu, có thể là do sự thay đổi trong công việc làm mẹ không được hài lòng lắm. Ban đầu mẹ dự định sẽ đi xem phim 1 mình, để có được cái cảm giác như hồi chưa lấy bố con, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, chả nhẽ lại để rơi chồng 1 mình về nhà?! Không ổn lắm. Nhưng ghét bố lắm, từ ngày cưới bố con ít đưa mẹ đi chơi hẳn, trừ phi mẹ bắt bố phải đưa mẹ đi thui. Nghĩ từ sáng tới chiều thì mẹ quyết định rủ bố con đi chơi. Vì dù sao tuần đó mẹ cũng dự định đi chơi với bác Tuấn Anh, hai cô Thảo - Hằng và mấy bác chưa chồng ở cơ quan mẹ nữa. Thế là gọi điện cho bố, bố OK liền. Mẹ háo hức nghĩ xem hai mẹ con mình thèm gì để đòi bố đưa đi, vậy mà hay lắm cơ, lúc đó chả thèm gì cả, thậm chí còn thấy no nữa chứ, hik. Món pizza tối hôm đấy cũng là do bố con đề xuất đấy (Lạ nhỉ, bố đã péo lại còn thik đi ăn đồ péo, hehe). Trên là cái ảnh bố mẹ đã ăn uống no say xong xuôi đâu đấy, viết vào để nhớ là hôm đó bố mẹ ăn 1 cái pizza dứa cỡ medium đế dày, 1 đĩa sườn nướng, 1 salad j ấy mẹ chả nhớ và hai cốc bia tươi, hehe, hơi nhìu con nhỉ? Ăn uống no say rồi, đi xem phim thôi. Ôi chán thật, chả có phim nào hay cả, cái phim cần xem thì mãi muộn mới chiếu, làm thế nào bây giờ, chót mất 10k gửi xe roài, hik. Thôi vào chơi điện tử nhé. Chơi xong roài, vẫn sớm, thôi vào hiệu sách chơi vậy.
Vậy là trọn cả buổi tối đi chơi, về đến nhà đã là 10h kém. Đi ngủ thôi. Tối nay sẽ ngủ ngon lắm đây, được xả stress mà. 3h đêm. Đau bụng quá, hik. Chắc vẫn chưa đến lúc đấy chứ, ngồi dậy chờ trời sáng xem sao, mẹ nghe mấy bác đi trước truyền kinh nghiệm là k phải vào viện ngay, cứ từ từ. 6h sáng, bà nội con lên, thấy mẹ đang nhăn nhó, thế là vào viện. Vào viện từ 6h sáng và 11h25 Nghé con oe oe chào đời.
Nguồn gốc xuất xứ tên con như thế nào thì bố nói rồi nhé, sau này lớn lên con không bằng lòng với cái tên đó thì cứ bắt đền ông nội và ông ngoại nhé :D
Thôi mẹ k viết nữa, trời nóng, khó chịu quá, Nghé của mẹ vẫn đang ngủ. Chúc con yêu ngủ ngon. Cả nhà yêu con.


Chơi đùa ngày 31-1-2010

Thursday, February 4, 2010

Giải thích về những cái tên của bé

Nguyễn Hoàng Long:
Ban đầu thì bố thích đặt là Thanh Bình, vì bố mong con sau này được sống yên bình hạnh phúc. Nhưng gặp sự phản đối kịch liệt của ông nội và mẹ vì nghe cái tên nó bình lặng quá.
Thế là sau vài tháng tranh luận (từ khi trong bụng mẹ) cả nhà vẫn chưa thông nhất được tên. Mãi đến khi con sinh ra được 4 hôm, ông ngoại lên chơi. Hai ông uống rượu với nhau và ông ngoại có ý kiến lấy họ của ông đặt cho tên đệm của con, thế là tên con có thêm chữ Hoàng. Rồi chữ Long là do 2 ông sống ở Thăng Long và Hạ Long :). Như vậy con là Rồng Vàng bay lên từ Hà Nội (Thăng Long) và bay tới Hạ Long. :)

Pizza:
Con được dự kiến sinh vào ngày 6-2 dương lịch tức 23 tháng chạp. Thế nên tối 18-1, bố mẹ vẫn rủ nhau đi chơi, cả nhà 3 người vào ăn Pizza ở Alfresco trong Trung Hòa Nhân Chính. Có lẽ con thích ăn Pizza, nên ngửi thấy mùi Pizza tối hôm đấy con đã đòi ra. 6h sáng ngày 19, bố đưa mẹ vào BV Bưu Điện, tới 11h25 thì con trai của bố ra đời. :)

Nghé:
Ông bà thì lại thích gọi con là Nghé, ông lập luận thế này, con sinh năm Trâu, tháng Trâu, mẹ con cũng tuổi Sửu, ông ngoại cũng tuổi Sửu nên đích thị con là con Trâu con (Nghé).
Còn bà nội cũng rất thích gọi là Nghé vì bà thích sau này mỗi lần gọi con bà gọi là "Nghé ơi...." giống như hồi xưa bà đi chăn trâu ngoài đồng :)

Wednesday, February 3, 2010

Sơ yếu lý lịch




Bé Nguyễn Hoàng Long
Sinh lúc 11h25 ngày: 19 - 01 - 2010
Tức ngày 5 tháng chạp (sửu) năm Kỷ Sửu
Nặng: 2.8 kg.

Nick name : Pizza.
Tên gọi ở nhà: Nghé